Trường THPT Số 1 Mộ Đức
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Số 1 Mộ Đức

Diễn đàn trường THPT số 1 Mộ Đức
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics

Share | 
 

 Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous


Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi _
Bài gửiTiêu đề: Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi   Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi Icon_minitimeThu Jul 01, 2010 10:51 am

Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi



Ông xứng đáng là một bậc đại sư - từng vang lừng trong giới quyền anh Đông Dương những năm 30; Hạ gục võ sĩ vô địch nước Pháp - La Fone.

Lão hổ Bảo Truy Phong

Những người uyên thâm về võ thuật như ông, những năm cuối đời thường chọn cuộc sống vui thú điền viên với con cháu và đồng quê; tạm xa cuộc sống xô bồ và ồn ào chốn thị thành. Căn nhà ông nằm trong một con hẻm nhỏ gần ngã tư Ba La, xã Nghĩa Giõng, huyện Tư Nghĩa.

Tên ông là Nguyễn Tý, năm nay 98 tuổi, biệt danh trong làng võ là Bảo Truy Phong, dân địa phương thường gọi là Chín Sửu.

Cái tên Bảo Truy Phong không phải sinh ra để hăm dọa đối thủ ở danh trấn giang hồ, mà đó là tên ghép của hai sư phụ của ông - hai đại sư lừng lẫy đất Sài Gòn Gia Định - Dương Truy Phong (võ thiếu lâm) và Thái Văn Bảo (quyền anh).



Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi 45856483

Uploaded with ImageShack.us


Lão võ sư Ngô Bông với độc chiêu đinh ba

Ông xứng đáng là một bậc đại sư - từng vang lừng trong giới quyền anh Đông Dương những năm 30; Hạ gục võ sĩ vô địch nước Pháp - La Fone.

Lão hổ Bảo Truy Phong

Những người uyên thâm về võ thuật như ông, những năm cuối đời thường chọn cuộc sống vui thú điền viên với con cháu và đồng quê; tạm xa cuộc sống xô bồ và ồn ào chốn thị thành. Căn nhà ông nằm trong một con hẻm nhỏ gần ngã tư Ba La, xã Nghĩa Giõng, huyện Tư Nghĩa.

Tên ông là Nguyễn Tý, năm nay 98 tuổi, biệt danh trong làng võ là Bảo Truy Phong, dân địa phương thường gọi là Chín Sửu.

Cái tên Bảo Truy Phong không phải sinh ra để hăm dọa đối thủ ở danh trấn giang hồ, mà đó là tên ghép của hai sư phụ của ông - hai đại sư lừng lẫy đất Sài Gòn Gia Định - Dương Truy Phong (võ thiếu lâm) và Thái Văn Bảo (quyền anh).

Một thời lừng lẫy, nhưng rồi con người đâu thể thoát khỏi cái vòng tuần hoàn của sự sinh - biến - suy - vong. Vị đại sư ngang dọc từ Nam chí Bắc của những năm 30, giờ đang nằm bất động sau cơn bạo bệnh. Chiếc bình nước nhỏ từng giọt chậm chạp, như đếm khoảnh khắc còn lại trên dương thế của ông.


Dù không nổi danh như Bình Định, nhưng ít người biết rằng, Quảng Ngãi từng có nhiều đại võ đường và gắn với câu ra ngõ gặp người có võ. Quảng Ngãi được đánh giá là một trong 5 tỉnh thành đạt thành tích cao trong các kỳ thi đấu võ cổ truyền Quốc gia.
Quảng Ngãi, vào thập kỷ của những năm 20 với bao thăng trầm dâu bể. Nghe thiên đường Sài Gòn Gia Định ở xứ Nam Kỳ dễ kiếm cơm, năm 1925, ông cùng người hàng xóm là Đoàn Phò rong ruổi vào Nam làm nghề xe kéo. Công việc nặng nhọc, suốt ngày quần quật trên đường như trâu ngựa.

Thấy lính Pháp hì hục tập võ trong đồn, ông thường đứng ngoài xem. Sài Gòn có 2 lò võ nổi tiếng của võ sư Dương Truy Phong và Thái Văn Bảo, ông đến bái sư và xin nhập môn. Vị đại sư này có vẻ chú ý đến cậu học trò quê ở Quảng Ngãi - ngày kéo xe, tối về học, khuya lại tiếp tục kéo xe.

Có một lần, 4 thằng bụi đời cầm dao phay rượt chém ông. Lựa thế bay vào nhà, ông quay ngoắt lại dập cửa, kẹp chân tên chạy trước, khiến con dao đâm lút vào tấm cửa gỗ.

3 tên thất kinh bỏ chạy, ông quay ra xử sự đúng theo kiểu Quan Công tha Tào Tháo trận Xích Bích - điềm nhiên rút dao trả lại. Vài hôm sau, tên này quay đến bái tạ. Sư phụ phục cái đức không thù oán của ông nên đã truyền dạy tất cả tinh hoa võ thuật.

Sau khi học võ thành danh, ông trải nghiệm thực tế tại trường đời bằng những trận giao đấu từ Bắc chí Nam, qua Campuchia. Trong những lần thượng đài, tên tuổi Bảo Truy Phong Quảng Ngãi “bách chiến bách thắng” nổi lên như cồn.



Đấu võ tự do lúc đó thực sự chẳng khác nào đấu trường La Mã cổ xưa - đó là nhiều khi đánh nhau trọng thương. Nhiều võ sĩ học cả đời, nhưng chỉ cần dính một đòn hiểm là thân bại danh liệt.

Trong cuộc đời thượng đài, những trận gay cấn như gặp một võ sĩ bò mộng ở võ đường Thanh Hóa, lò võ này từng hạ sát võ sinh của võ đường Sài Gòn Gia Định.

Khi lên đài, ông thủ liên tiếp mấy hiệp để dò đòn đối phương, đồng thời làm cho đối phương mất kiên nhẫn và sơ hở. Cuối cùng, bằng đòn xoay người tung liên tiếp 6 chỏ liên hoàn như sấm sét, người xem hoa mắt chưa kịp định thần, chỉ thấy võ sĩ kia gục xuống sàn đài.

Nổi tiếng nhất là lần gặp võ sĩ vô địch quyền anh nước Pháp - La Fone. “Biết địch biết ta, trăm trận không nguy” - ông đã áp dụng chiêu này, hàng ngày nằm nghếch trên chiếc xe kéo, vờ đặt tờ báo lên mặt để quan sát võ sĩ này tập luyện.

Lúc thượng đài, ông di chuyển như mèo, khiến võ sĩ La Fone hụt hơi. Chỉ chờ một giây sơ hở, cú móc hàm trời giáng của ông, cộng với hai đòn bồi tiếp theo như bom tấn khiến võ sĩ này phải đầu hàng.

Năm 1938, tức sau 13 năm lưu lạc đất Sài Gòn và Cao Miên, ông quay về Quảng Ngãi và lên Ba Tơ dạy võ cho du kích, chuẩn bị lực lượng chờ cơ hội Tổng khởi nghĩa.

Giờ đây, mặc dù đã nằm một chỗ, nhưng ông luôn nhắc đến cái tên của tướng Nguyễn Chánh: “Ông Chánh kêu về Quảng Ngãi. Hồi ở Sài Gòn tôi cũng là cơ sở của đàng mình rồi”.

Nói chung, các thầy dạy võ ở Quảng Ngãi thời đó đều là người của Cách mạng. Tại Quảng Ngãi, gánh võ của ông xuôi ngược từ biển lên núi. Tất cả số tiền kiếm được đều bỏ vào hũ tiết kiệm phục vụ kháng chiến.


Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi 34919160

Uploaded with ImageShack.us



Lão võ sư Bảo Truy Phong chụp ảnh chung với các võ sĩ lò võ Tấn Hoành năm 1960

Truyền nhân lâm hổ

Tôi giật mình khi một danh sư trong làng võ khẳng định về lâm hổ Ngô Bông: Lão võ sư này còn nhiều bài quyền mà làng võ Việt Nam sắp thất truyền, ngoài bài hùng kê quyền.

Điều khác biệt nhất giữa lão võ sư Ngô Bông, 79 tuổi (ở xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa) so với các võ sư khác ở Quảng Ngãi, đó là ông chuyên tâm nghiên cứu về võ cổ truyền. Ông trở thành một kho tàng lưu giữ các tinh hoa võ thuật của dân tộc từ ngàn xưa để lại.

Võ sư Tấn Tương Lai - Chủ tịch Liên đoàn võ thuật tỉnh Quảng Ngãi, người từng làm tổ trưởng trọng tài Quốc gia nên đã cọ xát với nhiều môn phái, khẳng định: Rất là độc đáo, bài võ cổ truyền nổi tiếng nào hô lên là võ sư Ngô Bông thuộc làu.


Tôi giật mình khi một danh sư trong làng võ khẳng định về lâm hổ Ngô Bông: Lão võ sư này còn nhiều bài quyền mà làng võ Việt Nam sắp thất truyền, ngoài bài hùng kê quyền.
Bài hùng kê quyền thì khỏi phải bàn. Bài này của Nguyễn Lữ, nhưng cuối cùng bị thất truyền. Nhưng võ sư Ngô Bông lại là người nắm giữ. Bài này đã được Liên đoàn võ thuật Việt Nam xếp vào 9 bài quyền căn bản của võ học Việt Nam.

Bắt đầu theo nghiệp võ từ năm 11 tuổi. Suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông đã thông thạo được nhiều tuyệt kỹ: đao, thương, kiếm, côn, quyền…

Thời đó, võ sư Bảo Truy Phong và Lâm Võ - hai người thầy lừng danh ở Quảng Ngãi đã đặt cho người học trò của mình biệt danh Lâm Hổ. Bởi, võ sư Ngô Bông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc Hổ, Mãnh Hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm.

Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, ông đã khổ công luyện thiết sa chưởng với cát, sỏi. Từ đó, mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo ào ạt như vũ bão.

Cả đời gắn với nghiệp võ, và cuộc sống của võ sư Ngô Bông vẫn đạm bạc. Thế nhưng, nhiều người cho biết, những năm trước đây ông rất nghèo vì phải chật vật nuôi con ăn học. Vậy mà nghiệp võ ông không bao giờ bỏ.

Trên góc bàn thờ tổ tiên, ông dựng một loạt binh khí như: Roi trường Bình Định, đinh ba, kích Lã Bố, thương Triệu Tử Long, đại đao Quan Công, kiếm… Một danh sư trong làng võ cho biết: Bài đinh ba thì từ Bắc chí Nam chỉ có võ sư Ngô Bông còn giữ được chính danh.

Ông xuất thân từ hoàn cảnh không có một tấc đất cắm dùi - cha bị bắt đưa đi Côn Lôn khi ông vừa sinh ra được 3 ngày. Người mẹ vào Nam tìm chồng cũng bặt tin và chết sau đó ít lâu.

Ban ngày chăn trâu, ban đêm ông và bạn bè bí mật vào khu Gò Cháy để học võ của cậu Sáu - một người uyên thâm võ học của Tây Sơn. Lớn lên trong cảnh côi cút và cùng cực, lão võ sư Ngô Bông thấu hiểu cuộc đời như võ học: “Võ thì cả đời cũng không thể biết hết được; học võ cốt để giúp đời”.

Ngoài võ thuật đắc đạo được của nhiều sư phụ, kinh nghiệm ông thu nạp được nhờ nhiều trận tử chiến với những võ sĩ lừng danh thiên hạ. Ông từng qua Thái Lan nghênh chiến 4 lần thì bị thua một, hòa một, thắng hai.

“Gay go và ác liệt nhất là gặp võ sĩ Phi nát, nó toàn chơi đòn phá ngựa, chỏ lật rất gian ác. Trận đầu bị nó đánh rớt ngay sau vài hiệp. Về luyện tập và tiếp tục qua giao đấu. Ròng rã 6 hiệp, hai bên bắt tay xin hòa” - Ông kể lại những trận tử chiến của mình.

Còn đây là lời thiệu trong bài “thanh long đại pháp nhị kim cương” của Triệu Tử Long, một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc mà sau này nghĩa quân Tây Sơn cũng sử dụng…

Ông đi như múa với cây đại đao đầy mãnh lực. Dù đã già, nhưng trí nhớ của ông dường như thuộc làu những điều đã học trong võ thuật. Ông còn thuộc làu hàng loạt bài: Nghiêm thương của Nguyễn Huệ, Thanh Long đại chiến, Hùng gia quyền, Mai hoa quyền, Lão hổ…

Gia đình lão võ sư Ngô Bông có 8 người con, Ngô Lâm Em và Ngô Sỹ là 2 con trai nối nghiệp võ của cha. Ngoài ra, ông còn có hàng ngàn môn sinh được truyền thụ võ thuật.

“Nghề võ không giàu, nhưng cả đời tôi mong truyền thụ cho con cháu, sau này không mất đi những tinh hoa mà các thế hệ cha ông đã khổ luyện để giữ gìn non sông, bờ cõi” - Hỏi về dự định trong tương lai, lão võ sư Ngô Bông chia sẻ tâm nguyện của mình còn sống, còn theo nghiệp truyền dạy võ thuật tinh hoa của dân tộc.


https://2img.net/r/ihimizer/img686/3002/52763408.jpg


Võ sư Huỳnh Long Hổ

Võ sư Tấn Tương Lai - Chủ tịch Liên đoàn võ thuật tỉnh Quảng Ngãi, cả đời ông vẫn chưa giải mã được một điều: Sư phụ của cha mình - cố võ sư Tấn Hoành, là ai.

Tiểu hổ theo dấu lão hổ hạ sơn

Cố võ sĩ Tấn Hoành, sinh năm 1920; ông thuộc thế hệ sau của võ sư Bảo Truy Phong. Thời bước vào tuổi thanh niên của ông, võ Quảng Ngãi đã nổi danh cả nước nhờ võ sư Bảo Truy Phong bách chiến bách thắng.

Ngoài ra, Quảng Ngãi thời bấy giờ còn một Đại sư khác, đó là ông Đỗ Hy Sinh, quê ở xã Nghĩa Hòa huyện Tư Nghĩa, sống theo quê vợ tại Sơn Tịnh. Mặc dù đánh bại không biết bao nhiêu võ sĩ, nhưng về Quảng Ngãi, chỉ đấu chưa đầy một hiệp, chưa đến chục đòn, ông Phong đã phải chịu thua ông Sinh.

Đòn thế của ông Sinh có nhiều tuyệt chiêu - một cú xoay người là Đại sư này có thể ra kịp 2 đòn, quyền cước tung ra nhanh như chớp mắt, mạnh như vũ bão.

Mê võ, năm 15 tuổi, ông Hoành lén lấy của cha mình 300 đồng bạc trắng và bỏ nhà vào Bình Định học võ. Bặt tin suốt 5 năm, ông mới quay về. Tại Quảng Ngãi, đúng vào dịp có một võ sĩ người Pháp, chủ của xí nghiệp giấy tại thị xã thách đấu với võ sĩ đất Quảng và tuyên bố sẽ hạ gục tất cả ai thượng đài; đây là cơ duyên để võ sư Tấn Hoành chào làng võ.

Ông Bùi Tá Xuất, trưởng một võ đường đứng ra ký giấy bảo lãnh để người võ sĩ vô danh tiểu tốt - Tấn Hoành lên đài so găng. Đình Xuân Phổ tại Mộ Đức đông nghịt người và các quan chức Pháp trước trận đấu này. Tất cả người xem đều nín thở, vì trận đấu này liên quan đến vinh dự của võ thuật nước nhà trước mấy vị khách ngoại quốc. Nếu đánh thắng, thì cũng trị được cái thói huênh hoang coi thường người An Nam của bọn họ.

Và thượng đài giao hữu, chỉ vài hiệp, ông Hoành đã thắng điểm vượt trội, khán giả vỗ tay reo hò ầm ầm. Khi ông lên Nghĩa Thắng thi đấu, tức khí chưa cạn, võ sĩ người Pháp này tiếp tục lên theo và tiếp tục thách đấu lần 2. Nhưng cuối cùng vẫn thua. Cũng từ đó, cái tên Tấn Hoành bắt đầu được ghi danh trong làng võ Quảng Ngãi.

Về Quảng Ngãi cưới vợ được vài tháng, võ sư Tấn Hoành lại bặt tăm và chỉ để lại một tin nhắn: “Tầm sư học võ”. Không một mẩu tin tức, cho đến khi người vợ sinh con được 5 tuổi thì ông mới trở về.

Ông đã tập trung dạy võ cho du kích và những người tham gia kháng chiến để phục vụ cách mạng. Năm 1954, ông thuộc diện tập kết ra Bắc nhưng được giữ lại nằm vùng. Năm 1955, lò võ Tấn Hoành chính thức ra mắt tại Quảng Ngãi.

Với ý nguyện chắt lọc tinh hoa võ thuật, võ đường của ông là nơi giao lưu và dừng chân của rất nhiều võ sĩ nổi tiếng trong cả nước như: Dương Minh Quảng, Minh Cảnh, Bảo Truy Phong...

Vào đúng thời võ quyền Anh đang lên, chính vì vậy, lò võ của ông nổi tiếng tại Quảng Ngãi, các môn sinh lúc nào cũng đông nghẹt. Hàng ngàn võ sinh đã thành danh từ lò võ Tấn Hoành. Những võ sĩ boxing đánh đâu thắng đó, nổi tiếng cả nước như: Tấn Nhất Duy.

Với mong muốn biết cội nguồn võ học của người cha, thời ông còn sống, mấy lần võ sư Tấn Tương Lai gượm hỏi: Hồi xưa cha học ở thầy nào vậy, để con tới gặp bái sư. Nhưng ông Hoành đều lắc đầu: Có thầy học chỉ một ngày, có thầy học vài tháng, ông thầy cuối cùng mang họ Tấn là học thành danh.

Đưa ngón tay đeo chiếc nhẫn có khắc hình mặt người, ông Hoành kể: Đây là bảo vật sư phụ tặng trước khi cha hạ sơn. Điều ổng căn dặn, đó là khi gặp chuyện bất bình thì phải nhìn vào chiếc nhẫn.

Ông giải nghĩa với con: Chiếc nhẫn này không phải thần thông, nhưng ổng muốn nói: Người học võ phải gắn với chữ “nhẫn” - Nhẫn nại, nhẫn nhịn, không dùng võ làm càn.

Thế hệ tiếp nối thường tò mò về quãng đường tầm sư học đạo của cha, âu cũng là lẽ thường tình. Có lần, một người mách nước cho ông Lai vào Bình Định tìm ông Hồng Hải để dẫn đến bái sư phụ của cha.

“Sáng mai con đến, chú sẽ dẫn đi gặp sư phụ đã dạy võ sư Tấn Hoành; tính khí ổng là vậy, không muốn khoe khoang cho con cháu biết” - Ông Hồng Hải dặn dò. Nhưng đúng sáng hôm sau, ông Hải đã mắc bạo bệnh và qua đời đột ngột. Cũng từ đó, ông Lai tiếp tục bặt tin về con đường võ học của cha mình.







Cố võ sư Tấn Hoành

Hổ xám đất Quảng Ngãi

Căn nhà của võ sư Huỳnh Long Hổ nằm khuất dưới một vườn cau tại thôn Điền Chánh xã Nghĩa Điền huyện Tư Nghĩa. Bước sang tuổi 53, nhưng cái bắt tay của ông Hổ vẫn như có sức rắn của thép, tràn đầy sinh lực của một người luyện võ từ năm 11 tuổi. Giữa nhà ông giờ vẫn treo bức trướng có hình một con hổ đang vờn mồi; ngang lối đi là ảnh của một con hổ đang nằm nghỉ ngơi. Đó cũng chính là biểu tượng của lò võ được thành lập vào năm 1975.

Từ kiến thức về huyệt đạo, cùng với những bài thuốc bí truyền của lương y danh tiếng Huỳnh Đỗ Hội- cha ruột của ông. Giờ đây, hổ xám đất Quảng Ngãi hàng ngày bốc thuốc trị bệnh cho người dân. “Võ là cái nghiệp, không võ sư nào ở Quảng Ngãi có thể đủ sống bằng nghề cả; tôi làm lương y, ông Ngô Bông thì đi sửa xương, nắn khớp cho bà con” - Ông Hổ cho biết.



Ông lắc nhẹ thân pháp, tung người lên như một con hổ, giáng một đòn vào đầu đối thủ. Cả sân bãi nín thở vì cú ra đòn khủng khiếp

Những tấm ảnh đen trắng treo trên tường như một phần quá khứ của ông: Năm 1968, sân vận động Diên Hồng trở thành một đại võ đường để hàng trăm võ sinh về luyện tập. Môn võ Teakwondo của Nam Triều Tiên mới du nhập vào làng võ Quảng Ngãi, so với võ cổ truyền thì sử dụng khá nhiều đòn đá.

Với tinh thần tầm sư học đạo, nhiều người góp cơm, mang gạo đến học để về truyền lại cho con cháu. Trong số đó có ông Hổ. Khổ luyện cộng với năng khiếu trời cho, ông đã khiến các võ sư kinh ngạc về sự tiến bộ. Ông Hổ trở thành Nhị đẳng huyền đai Teakwondo sau đó ít lâu.

Người cha của ông quyết định rước thầy Lâm Võ về nhà để dạy cho con trai các tuyệt kỹ của môn Thiếu Lâm Bắc phái và các môn thi đấu tự do. Sau đó ông tiếp tục theo học võ sư Lâm Xí để luyện thêm môn boxing.

Thời đó, đang vào thời kỳ sung mãn, sức vóc cao 1,72 mét, cân nặng gần 70 kg, dáng to, chắc như cọp, vác một tạ lúa đi như chạy; vì thế nhiều người đã dự đoán về tương lai xán lạn của võ sĩ hổ xám này.

Cả đời học võ, ông nghiệm ra một điều: Võ các nơi khác nổi tiếng, nhưng đụng các võ sĩ Quảng Ngãi đều dè chừng. Bởi võ sĩ ở Quảng Ngãi không chỉ học duy nhất một thầy, mà tầm sư học đạo tất cả những gì có thể vận dụng tốt nhất trong võ học.

Năm 1974, dân trong làng võ bắt đầu biết đến cái tên Huỳnh Long Hổ vì trận đấu với võ sĩ Lê Thanh Hiệp - học trò của võ sư Lê Hoan nổi tiếng ở Quảng Nam. Khi lên đài đối mặt với võ sĩ nhiều lần thi đấu và hạ gục các cao thủ.

Trong tâm trí ông Hổ bật ra lời dạy của sư phụ về đòn thế hư thực trong giao đấu. Ông nhận định: Võ sĩ này thắng nhiều trận nên khinh địch và chủ quan, phải dùng nhu để khắc cương. Lúc thượng đài, hai bên vờn nhau được vài đòn, ông tung đòn tay trái ra nhưng toàn lực dồn vào đòn phải để sẵn sàng “nổ” một cú tổng lực.

Trọng lượng dồn về chân sau như một chiếc lò xo bị nén. Võ sĩ Phan Thanh Hiệp vừa chồm tới để trả đòn, ông lắc nhẹ thân pháp, tung người lên như một con hổ, giáng một đòn vào đầu đối thủ. Cả sân bãi nín thở vì cú ra đòn khủng khiếp. Võ sĩ Quảng Nam bị nốc ao ngay trong một phút thượng đài.

Còn tại xã Phổ Vinh huyện Đức Phổ, trong trận gặp võ sĩ nổi tiếng của võ đường Hoàng Hồ - đất võ Bình Định - Đinh Hoàng Hùng. Cả sàn đài rung lên vì hai đấu sĩ ngang tài, ngang sức. Nhưng cũng chỉ 15 phút, một cú lách người kèm 2 đòn tung ra như gió, võ sĩ Hoàng Hùng bị nốc ao.

Và bắt đầu từ đó, ông Hổ bắt đầu dẫn các môn sinh đi thi đấu khắp nơi trong và ngoài tỉnh, góp phần khuấy động phong trào võ thuật. “Phải có con mắt nhìn xuyên qua đối thủ; đoán được ý đối phương để hóa giải đòn” - Đó là cách mà các võ sinh của ông Hổ thụ đắc được.

Hổ phụ sinh hổ tử - Huỳnh Đỗ Long Bình - người con trai của ông hiện nay đang là võ sĩ đầu quân cho Quân khu 7. [img][/img]
Về Đầu Trang Go down
le messikuku
TỔNG BÍ THƯ
TỔNG BÍ THƯ
le messikuku

Tổng số bài gửi : 516
Reputation : 1
23/11/1992
Join date : 08/06/2011
Age : 32
Đến từ : A5(07-10)
MD1coin : 576

Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi _
Bài gửiTiêu đề: Re: Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi   Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi Icon_minitimeThu Jun 30, 2011 1:00 pm

Quảng Ngãi nhiều anh hùng mà! :hi: :hi: :hi:
Về Đầu Trang Go down
xuanchinhCK884
TỔNG BÍ THƯ
TỔNG BÍ THƯ
xuanchinhCK884

Tổng số bài gửi : 720
Reputation : 18
20/08/1991
Join date : 22/12/2010
Age : 33
Đến từ : 12A5 k06-09
MD1coin : 819

Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi _
Bài gửiTiêu đề: Re: Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi   Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi Icon_minitimeThu Jun 30, 2011 4:10 pm

mấy cái này đọc rồi, rất hay, quảng ngãi pro, ah em chỉnh lại hình ảnh đi nha
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi _
Bài gửiTiêu đề: Re: Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi   Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Những kỳ nhân võ cổ truyền Quảng Ngãi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Số 1 Mộ Đức :: Quê hương Mộ Đức - Quảng Ngãi :: Con người Quảng Ngãi-
Chuyển đến 
Múi giờ GMT +7.
Powered by Forumotion® Version phpBB2
Copyright ©2009 - 2010, Skin by SLOL, SKIN4U & DDTH
Diễn đàn trường THPT số 1 Mộ Đức - Huyện Mộ Đức - Tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: 055.3857256 .
MoDuc1.com là diễn đàn mở, nội dung do các thành viên đưa lên.Truy cập, sử dụng website này nghĩa là bạn đã chấp nhận Quy định của diễn đàn.

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất