Khả năng hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam
Điểm nổi bật của đợt hiện đại hóa quốc phòng lần này là sự gia tăng rất đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng của các loại chiến xa, tàu chiến, tàu ngầm, chiến đấu cơ, máy bay vận tải và tàu đổ bộ loại lớn. Phần lớn các chiến cụ này đều nhập từ nước ngoài, nhưng về tàu chiến, tàu đổ bộ và các loại súng ống khác thì một số đã được sản xuất tại chỗ.
Sau đây là một vài số liệu tóm lược về các loại trang thiết bị quân sự nhập từ năm 2000 đến 2006 (The World Defence Almanach 2006 và Jane's Fighting Ships 2006-2007).
Điều đáng để ý là từ năm 2000 Việt Nam bắt đầu dồn sức trang bị cho hải quân và không quân để có thể đối đầu với các loại vũ khí hiện đại của các nước lớn. Việt Nam đã mua rất nhiều chiến thuyền mới của Nga như 10 tàu phóng ngư lôi, 2 tuần dương hãm 1.900 tấn, v.v. Ngoài ra Việt Nam còn mua thếm các loại máy bay chiến đấu của Nga như 22 chiến đấu cơ Su-22M, 12 chiến đấu cơ Su-27, 8 oanh tạc cơ Su-30 MK, 10 máy bay tuần tiểu NV-28. Như vậy tầm hoạt động của hải quân và không quân Việt Nam có thể triển khai từ Đài Loan đến Vịnh Thái Lan, có khả năng trinh sát thường xuyên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thêm vào đó lực lượng phòng không cũng được trang bị thêm các dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1 có khả năng nghênh kích phi cơ địch từ xa 100 km.
Từ trước đa số các vũ khí trang bị cho quân đội Việt Nam đều mua từ Nga hoặc Trung Quốc, nhưng gần đây nguồn cung cấp này đã được đa dạng hóa. Năm 2006, bộ binh Việt Nam được trang bị thêm 150 chiến xa T-72 của Serbia-Montenegro, không quân được trang bị thêm 22 oanh tạc cơ Su-22M4 của Ba Lan.
Nếu chịu khó quan sát, lần này Việt Nam không đặt mua vũ khí của Trung Quốc mặc dù Trung Quốc tìm đủ cách để bán rẻ, hay trả bằng nguyên nhiên liệu. Một dữ kiện khác nữa là chính quyền cộng sản Việt Nam chấp nhận ký kết với các quốc gia không thuộc phe cộng sản cũ là khối Commonwealth (Anh, Úc, Tân Tây Lan, Canada) và Nhật qua trung gian của Singapore để sử dụng Cam Ranh để hiện đại hóa quân đội, hay chấp nhận tham gia các cuộc diễn tập quân sự chung trên biển cả.
Một yếu tố tích cực khác nữa là từ năm 2004 Việt Nam chấp nhận công bố sách trắng về quốc phòng, qua đó người ta nhận xét trong nhiều năm liên tiếp Việt Nam đã chi mỗi năm 1,15 tỉ USD cho quốc phòng, khoảng 2,5% GDP. Theo The World Fact Book 2002-2005, chi phí quốc phòng thực sự của Việt Nam trong khoảng thời gian đó là 12,95 tỉ USD, riêng năm1998 chỉ 6,5 triệu USD. Sở nghiên cứu chiến lược của Anh (IISS) trong Military Balance cho biết chi phí quốc phòng thực sự của Việt Nam trong năm 2004 là 3,17 tỉ USD, khoảng 6,9% GDP, túc gấp ba lần con số của sách trắng quốc phòng của Việt Nam.
Trong cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia trong vùng Đông Á và Đông Nam Á này, những quốc gia còn nghèo khó như Việt Nam đã rất mệt nhọc. Nhưng dù sao chấp nhận gia tăng kinh phí quốc phòng với những điều kiện khó khăn để hiện đại hóa quân đội vẫn là một tín hiệu tốt. Càng tốt hơn là chính quyền Việt Nam đang cố gắng tìm các nguốn cung cấp vũ khí khác với khối cộng sản cũ. Sự độc lập nào cũng có một giá phải trả.